Viêm đường tiết niệu ở trẻ

1. Nguyên nhân gây ra viêm đường tiết niệu ở trẻ nhỏ

1.1 Nguyên nhân cốt lõi (nguyên nhân sâu xa)

Viêm đường tiết niệu gây ra bởi các loại vi khuẩn, vi nấm, ký sinh trùng hoặc virus. Đứng đầu là vi khuẩn E.coli. Bên cạnh đó còn có các loại vi khuẩn khác như Klebsiella, Pseudomonas aeruginosa và Enterococci,... Các loại vi khuẩn này tồn tại trong phân người, trong môi trường sống (trong đất, bụi, nước và không khí, thực phẩm, rau, quả...) bằng cách nào đó chúng đến trú ngụ ở xung quanh hậu môn rồi theo đường niệu đạo vào bàng quang gây nhiễm trùng cho các bé.

Từ nguyên nhân gây bệnh cho thấy, môi trường sống bị ô nhiễm, vệ sinh chăm sóc trẻ không đúng cách có thể làm tăng nguy cơ bị viêm đường tiết niệu. Cụ thể như tình trạng trẻ không mặc quần hoặc mặc quần thủng, chơi lăn lê trên mặt đất, sử dụng bỉm không đúng cách (quên thay bỉm, chọn bỉm loại không khô thoáng cho da bé...), bé không rửa tay sau khi đi vệ sinh, ...đều là những việc làm tạo điều kiện cho vi khuẩn trú ngụ và gây bệnh.

1.2 Các yếu tố làm tăng nguy cơ bị bệnh

  • Trẻ dưới 2 tuổi có hệ miễn dịch chưa hoàn thiện
  • Mắc phải các bệnh lý đường tiết niệu: Một số bệnh như sỏi bàng quang, ... làm cho nước tiểu của trẻ không được lưu thông tốt, gây ứ đọng nước tiểu chiếm 70% các trường hợp nhiễm khuẩn.
  • Chít hẹp đường dẫn nước tiểu: Chít hẹp bao quy đầu; chít hẹp khúc nối bể thận niệu quản gây ứ đọng nước tiểu
  • Dị dạng đường tiết niệu bẩm sinh
  • Bàng quang thần kinh: Là tình trạng bàng quang giãn to, mất trương lực co bóp hoặc rối loạn trương lực co bóp không đẩy hết được nước tiểu ra ngoài sau mỗi lần đi tiểu.
  • Suy giảm sức đề kháng: Nhiễm virus cúm, nhiễm trùng da, nhiễm trùng đường hô hấp, ỉa chảy có mất nước nặng làm tăng nguy cơ bị bệnh đường niệu

1.3 Do đặc điểm giải phẫu

Ở bé gái, có cấu trúc sinh lý là niệu đạo ngắn, lỗ tiểu lại gần với hậu môn nên rất dễ bị lây nhiễm bởi các vi sinh vật từ phân lây sang. Bé gái có đường niệu ngắn hơn và gần hậu môn hơn bé trai nên vi khuẩn dễ xâm nhập vào hơn.

Ngược lại, các bé nam ít bị viêm đường tiết niệu hơn do cấu trúc niệu đạo dài, đường vào cách xa hậu môn. http://google.co.jp/url?q=https://tuthuoc24h.net/Bé dễ bị bệnh hơn khi gặp các vấn đề về bao quy đầu như chít hẹp gây tắc đường tiểu, tức là nhiễm khuẩn từ trong.

2. Dấu hiệu trẻ bị viêm đường tiết niệu

Trẻ em
Rối loạn tiểu tiện có thể là dấu hiệu của viêm đường tiết niệu
  • Rối loạn tiểu tiện: Đái khó, đái buốt, đái rắt, khi đi tiểu phải rặn, trẻ đái nhiều về đêm, nước tiểu có màu trắng đục (có khi trẻ đái toàn ra mủ trắng), nhiều cặn lắng đọng, mùi khai hoặc nặng mùi hơn bình thường. Do đó, nhiều trẻ có thể la hét khi đái, bàn tay có mùi khai do chạm nhiều vào dương vật, âm hộ.
  • Sốt nhẹ hay sốt cao: Mức độ sốt phụ thuộc vào loại vi khuẩn gây bệnh. Điển hình là sốt cao liên tục trên 39 độ C khó hạ, nhiệt độ chỉ hạ khi được điều trị kháng sinh thích hợp.
  • Rối loạn tiêu hoá: Trẻ có thể bị nôn hoặc tiêu chảy.
  • Trẻ có thể biếng ăn, kém chơi, hay quấy khóc.

3. Phòng nhiễm trùng đường tiết niệu cho trẻ bằng cách nào?

  • Vệ sinh đúng cách cho trẻ (không lau từ sau ra trước đối với bé gái), thường xuyên kiểm tra và thay tã ngay sau khi trẻ đi vệ sinh
  • Khuyến khích trẻ uống nhiều nước, ăn uống đảm bảo vệ sinh với các loại rau củ quả để tăng lượng nước làm cho hệ bài tiết nước tiểu của trẻ được tốt hơn và giúp loại bỏ vi khuẩn khỏi đường tiết niệu, tránh nguy cơ táo bón. Ăn uống đầy đủ các chất dinh dưỡng, vitamin để nâng cao sức đề kháng cho trẻ.
  • Dặn trẻ đi vệ sinh ngay khi mắc tiểu, không nên nhịn tiểu hay nhịn uống nước
  • Hướng dẫn trẻ cách đi vệ sinh sạch sẽ

Xem thêm Viêm mũi dị ứng có lây không? Tìm hiểu ngay tại link >>>> https://tuthuoc24h.net/benh-360/benh-nguoi-lon/viem-mui-di-ung-co-lay-khong-2742.html